CHIA SẺ

Saturday, June 15, 2019

TRỒNG DỪA DÂU CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Dừa Dâu Xanh, Dừa Dâu Đỏ thuộc nhánh Dừa Dâu nói chung được trồng phổ biến ở Bến Tre. Đây được coi là Giống Dừa Địa Phương bởi hiện nó mới được trồng ở Bến Tre là nhiều nhất, các tỉnh thành khác chưa được trồng phổ biến.


Trồng Dừa Dâu có tác dụng gì

Trồng Dừa Dâu thu hoạch trái

Giống Dừa Dâu được biết đến với Giống Dừa Dâu Xanh, Dừa Dâu Vàng, Dừa Dâu Đỏ. Dừa Dâu là nhóm Dừa lai giữa Dừa cao và Dừa lùn. Cây Dừa Dâu thường có gốc nhỏ, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm. Cây Dừa Dâu được trồng chủ yếu để lấy trái phục vụ nhu cầu giải khát của người dân.

Trái dừa dâu thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu kết buồng nhiều trái, nhìn lạ mắt vì thế chúng còn thích hợp để mâm ngũ quả ngày tết. Trái Dừa Dâu nhỏ hơn Dừa Ta, vỏ mỏng, 3 khía không rõ, buồng hơi dài, số trái trên buồng từ 15 ~ 20 trái, cơm dày 1cm, nước dừa ngọt thanh không thua kém Dừa Xiêm.


Trồng Dừa Dâu thu hoạch trái

Dừa Dâu bắt đầu ra hoa sau 2,5 năm trồng và khi cho trái ổn định, năng suất có thể đạt khoảng 120 trái cây/năm, năng suất khá cao so với các Giống Dừa Khác.

Trồng Dừa Dâu vùng nước lợ

Dừa Dâu không kén đất, là loài ưa sáng hoàn toàn, thích hợp nhất khi trồng ở vùng nước lợ. Đây cũng là ưu điểm của nó so với các Giống Cây Ăn Trái khác không thể sinh sống ở vùng nước lợ.

Vùng nước lợ Bến Tre, người dân trồng nhiều Dừa Dâu bởi chúng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít phải bón phân, không cần nhiều công chăm sóc lại giúp bảo vệ đất chống lại xói mòn.


Trồng Dừa Dâu vùng nước lợ

Tuy là Giống Dừa có nhiều ưu điểm song Dừa Dâu vẫn chưa được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành mà mới được trồng nhiều ở Bến Tre với mục đích đáp ứng nhu cầu ăn trái của người dân địa phương là chính.