CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Dừa Dâu

Tên phổ thông: Dừa Dâu
Tên khoa học: Cocos Nucifera
Họ thực vật: Họ Cau (Arecaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Á
Phân bố ở Việt Nam: Được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là loại cây thân gỗ hình trụ lớn, mọc thẳng và không phân nhánh, chiều cao trung bình khoảng 10 - 15 m. Cây cao thường có gốc phình to. Các vết thẹo trên thân cũng không có khả năng tự liền. Mỗi cây trưởng thành mang 25 – 40 tàu lá. Mỗi tàu lá trưởng thành có chiều dài trung bình 4 -6 m, được chia làm 2 phần. Phía ngọn là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây.

Hoa, quả, hạt: Hoa Dừa là loài tạp tính. Thường thì mỗi nách lá cho 1 phát hoa. Hoa Dừa Dâu được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và công trùng. Dừa Dâu thuộc loại quả khô đơn độc hay quả hạch có xơ nhân cứng. Quả gồm gáo, cơm và nước Dừa. Vỏ Dừa Dâu dày khoảng 1 – 5 cm. Gáo Dừa bắt đầu hình thành sau khi thụ phấn.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, ưa sáng

Giá trị của Cây Dừa Dâu: Trái dừa là nguồn cung cấp thức uống tự nhiên thơm mát, bổ dưỡng và tinh khiết.

Dừa Dâu còn cung cấp nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cao cấp và là dược liệu quý bồi dưỡng, trị bệnh và làm đẹp. Cơm Dừa khô lấy dầu, làm bánh mứt, kẹo, phụ phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi và phân bón. Tàu lá làm chất đốt, thân gỗ già để làm nhà, làm đồ gia dụng… Vỏ Dừa lấy sơ làm thảm, vật liệu cách âm, ván lát, phân bón…

  



Trái Dừa Dâu