CHIA SẺ

Friday, June 14, 2019

PHÂN BIỆT DỪA DÂU VỚI CÁC GIỐNG DỪA CAO KHÁC

Giống Dừa Dâu được xếp vào nhóm Dừa Cao và là Giống Dừa Cao phổ biến thứ nhì ở Việt Nam. Nhìn qua bên ngoài nếu để chúng cùng với các Giống Dừa Khác sẽ khó phân biệt. Tuy nhiên Dừa Dâu vẫn mang những đặc điểm khác biệt, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về các đặc điểm đặc trưng của Giống Dừa Dâu so với các Giống Dừa Cao cùng nhóm.


Phân biệt Dừa Dâu với các Giống Dừa Cao khác

Dừa Dâu (Xanh, Vàng, Đỏ)

Đặc điểm nhận dạng: Trái Dừa Dâu tròn, có 3 màu (Dâu Xanh, Dâu Vàng và Dâu Đỏ). Cây ra hoa sau khoảng 2.5 – 3 năm trồng, năng suất trung bình 70-80 trái/cây/năm, kích thước trái trung bình, cơm dừa dày 10 – 12 mm, khối lượng cơm Dừa tươi 300-400g, hàm lượng dầu cao (63%-65%).

Dừa Dâu vừa có khả năng tự thụ phấn và thụ phấn chéo, vì vậy Bạn dễ dàng bắt gặp trên cùng 1 buồng Dừa Dâu có trái màu xanh, trái màu đỏ, màu vàng… mà những Giống Dừa Khác không có.

Dừa Ta

Đặc điểm nhận dạng: Đây là Giống Dừa cao phổ biến nhất ở nước ta, trái có 3 khía rõ, có 3 màu (Dừa Ta Xanh, Dừa Ta Vàng, Dừa Ta Đỏ hay còn gọi là Dừa Lửa). Cây ra hoa sau khoảng 4,5 – 5 năm trồng, năng suất trung bình 60-70 trái/cây/năm, kích thước trái to, cơm dừa dày 11 – 13 mm, khối lượng cơm Dừa tươi 400-500g, hàm lượng dầu cao (63%-65%).


Dừa Ta

Dừa Sáp

Dừa Sáp hay còn gọi là Dừa Đặc Ruột, Dừa Kem. Dừa Sáp thuộc nhóm giống cao, ra hoa sau khoảng 4 – 4,5 năm trồng, năng suất bình quân 50-60 trái/cây/năm. Trong quần thể Dừa Sáp tự nhiên có tối đa chỉ khoảng 20-25% trái sáp, những trái còn lại là Dừa bình thường. Trái Dừa Sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem Dừa Sáp…


Dừa Sáp

Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường người ta phải dùng tay lắc trái sau khi thu hoạch (khoảng 10 tháng tuổi trở lên), trái nào không lắc nước hoặc có lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp.